V League

Danh mục này chưa có bài viết

Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam

Nước Anh có Champions League, Ý có Serie A, Tây Ban Nha có La Liga,…. và Việt Nam có V League. V-League là giải bóng đá chuyên nghiệp cấp câu lạc bộ hàng đầu Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2000 – 2001, khi chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp, V-League đã trở thành giải đấu số 1, giành được vị trí vững chắc trong lòng người hâm mộ bóng đá nước nhà. Đây cũng là nơi ươm mầm và phát hiện ra nhiều tài năng bóng đá Việt.

Chặng đường phát triển của V League

V League là giải bóng đá VĐQG Việt Nam. Giải đấu này lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1980. Tới năm 2015, V-League đã đi qua 32 mùa giải với sự trưởng thành của nhiều câu lạc bộ lớn. Trong lịch sử giải đấu, câu lạc bộ giành được nhiều thành tích nhất là Thể Công. Đội bóng này đã từng 5 lần giành chức vô địch tại V-League. Qua chặng đường dài hình thành và phát triển, Giải bóng đá VĐQG Việt Nam ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn. Các câu lạc bộ với dàn cầu thủ được đào tạo bài bản, nhiều tài năng trẻ. Một điểm mới nữa của V League là cho phép các cầu thủ ngoại quốc tham gia thi đấu. Quy định mới này được áp dụng từ năm 2000 – 2001. V-League là giải đấu hấp dẫn hàng đầu của nền bóng đá Việt V-League là giải đấu hấp dẫn hàng đầu của nền bóng đá Việt Tên gọi của giải đấu này cũng có sự thay đổi theo thời gian. Năm 2012, V-League được gọi là “Giải bóng đá Ngoại hạng”. Vì sức ép từ LĐBĐ Việt Nam nên tên gọi ban đầu đã được sử dụng lại. Tới nay, Giải bóng đá VĐQG Việt Nam có tên gọi chính thức là NutiCafe V. League 1.

Hình thức thi đấu của Giải bóng đá VĐQG Việt Nam

Sau khi ra đời, V-League đã được quy định rất rõ ràng về thể thức thi đấu. Từ năm 1980 – 1995, các câu lạc bộ thi đấu được chia thành nhiều bảng. Bảng thi đấu này được phân chia dựa vào khu vực địa lý. Trong mỗi bảng, các đội sẽ thi đấu theo vòng tròn 2 lượt và tính điểm. Đội bóng giành được điểm số cao nhất tại vòng loại sẽ giành tấm vé vào vòng chung kết. Thêm nữa, V League quy định những đội xếp cuối bảng sẽ tham gia chung kết ngược để tìm ra đội xuống hạng. Bắt đầu từ mùa giải 1996, thể thức của Giải bóng đá VĐQG Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi. Cụ thể là 12 đội sẽ thi đấu theo vòng tròn. Mỗi đội sẽ thi đấu 2 lượt. 6 đội giành chiến thắng ở vòng đầu tiên sẽ giành quyền đi tiếp, thi đấu vòng tròn 1 lượt để tìm ra đội có thành tích tốt nhất. Những đội top dưới của các bảng sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt để tìm ra 2 đội xuống hạng trong mùa giải đó. Từ sau năm 1997, thể thức thi đấu này đã có sự điều chỉnh. Để phù hợp với xu thế phát triển của nền bóng đá thế giới, thể thức thi đấu tại V League đã được chỉnh lại theo hướng đơn giản hơn. Cụ thể là các đội sẽ tham gia thi đấu lượt đi và lượt về. Đội giành được số điểm cao nhất sẽ giành chức vô địch. Ngược lại, đội có thành tích bết bát, xếp chót sẽ bị xuống hạng. Thể thức thi đấu của V-League có nhiều sự thay đổi Thể thức thi đấu của V-League có nhiều sự thay đổi

Thành tích nổi bật của các FC tham gia V League

Kể từ khi thành lập vào năm 1980, có rất nhiều đội bóng đã tham dự V League. Mỗi mùa giải, người hâm mộ đều thấy sự hấp dẫn, chuyên nghiệp hơn của giải đấu này. Điển hình là sự thay đổi, lớn mạnh và trưởng thành của các đội bóng. Suốt chặng đường hình thành và phát triển của Giải bóng đá VĐQG Việt Nam, Thể Công chính là đội bóng gặt hái được nhiều thành tích nhất. Với 5 lần vô địch V-League, Thể Công hiện vẫn đang dẫn đầu trong danh sách đội vô địch nhiều nhất trong lịch sử giải đấu. Đứng ngay sau là FC Cảng Sài Gòn và Becamex Bình Dương với 4 lần giành cúp vô địch. Các CLB khác như SLNA, CLB Hà Nội, CLB Long An đều 3 lần đăng quang tại giải đấu này. Hiện nay, Thể Công cùng nhiều tên tuổi khác đã đi vào “dĩ vãng”. Tuy nhiên, V-League không vì thế mà bớt đi sự hấp dẫn, lôi cuốn. Bằng chứng chính là sự lớn mạnh, ngày càng chuyên nghiệp của các câu lạc bộ nổi tiếng như Hà Nội, HAGL, SHB Đà Nẵng,… V League có nhiều CLB lớn mạnh V League có nhiều CLB lớn mạnh

Những cầu thủ nổi bật tại V League qua các mùa giải

V-League là nơi hội tụ của những cầu thủ hàng đầu làng túc cầu. Lịch sử giải đấu đã chứng kiến tài năng của rất nhiều lứa cầu thủ Việt. Một trong những ngôi sao lớn của giải đấu trong những năm tháng đầu tiên chính là Nguyễn Cao Cường. Ông là chân sút của CLB Quân Đội, từng ghi 22 bàn trong 23 trận đấu của mùa giải 1981/82. Những fan hâm mộ thuộc thế hệ 8X chắc hẳn vẫn nhớ tới cái tên Trần Minh Chiến. Cựu cầu thủ sinh năm 1974 đã từng ghi 14 bàn thắng trong tổng số 15 trận đấu. Bên cạnh đó là Lê Huỳnh Đức với 25 bàn/27 trận tại V League mùa giải 1996. Vua phá lưới tại Giải bóng đá VĐQG Việt Nam năm 2017 là Nguyễn Văn Đức. Sự điều chỉnh về thể thức thi đấu đã dẫn tới nhiều sự thay đổi về thành tích của các cầu thủ tại V-League. Đó là sự xuất hiện của nhiều chân sút ngoại quốc tài năng. Điển hình như Jose Emidio de Almeida hay Hoàng Vũ Samson. Ngoài ra, giải đấu cũng có rất nhiều kỷ lục mới được xác lập. Rất nhiều danh hiệu danh giá đã được trao cho các cầu thủ. Chắc chắn rằng với những người hâm mộ bóng đá Việt thì V League là một giải đấu không thể bỏ qua. Sự chuyên nghiệp, lớn mạnh của các câu lạc bộ cùng sự xuất hiện của nhiều tài năng trẻ chính là điều rất đáng mong đợi tại các mùa V-League tiếp theo. Hãy luôn cập nhật và theo dõi tin tức giải đấu để không bỏ lỡ những thông tin quý giá nhé.

Xem thêm: soi kèo